MỤC ĐÍCH CHÍNH CỦA QUẢN LÝ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ LÀ GÌ?
Quản lý quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp là tất cả quá trình
diễn ra các công việc trong 1 tổ chức doanh nghiệp. Gồm các bước từ đầu đến cuối
trong quy trình kinh doanh. Từ xác định các chuỗi hoạt động hoặc các bước cần
thực hiện nhằm đáp ứng từ mục tiêu nhỏ đến mục tiêu chung của công ty. Từ quy
trình nghiệp vụ chúng ta thấy được tất cả các thành phần chính của quá trình
kinh doanh.
1. Mục đích chính của quản
lý quy trình nghiệp vụ là gì?
Nắm bắt được quy luật dòng chảy của một doanh nghiệp là rất
quan trọng đối với các tổ chức. Góp phần giúp nhà quản trị doanh nghiệp
và nhân viên hiểu biết được quy trình kinh doanh độc đáo của công ty để điều
hành và làm việc. Hiểu được các yêu cầu kinh doanh, giúp công ty định hướng và xác
định các lĩnh vực cần cải tiến.
2. Lợi ích của việc quản
lý quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp là gì?
Một vài lợi ích của việc quản lý quy trình nghiệp vụ doanh
nghiệp trong kinh doanh như sau:
Giúp năng suất tăng
cao hơn: nắm rõ quy trình và mục tiêu sẽ giúp nhân viên định hướng rõ những
việc cần làm. Từ đó hệ thống công việc được rõ ràng không bị rối rắm và lãng
phí thời gian, đạt được năng suất làm việc tốt hơn.
Tính linh hoạt: giúp
doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài thì tính linh hoạt là vô cùng cần
thiết. Trong kinh doanh đòi hỏi bạn phải thay đổi để thích nghi, cũng như nắm bắt
sự linh hoạt là điều thiết yếu.
Giải trình trách nhiệm
rõ ràng: Việc phân chia trách nhiệm rõ ràng giúp việc giải trình trách nhiệm
minh bạch hơn.
Sức ảnh hưởng rộng
hơn: quy trình nghiệp vụ tỉ mỉ giúp triển khai công việc nhanh chóng hơn. Dễ
dàng đưa ra quyết định hơn cũng như cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
Cho thấy quản lý quy trình nghiệp vụ có sức ảnh hưởng lớn đến mức độ nỗ lực làm
việc của nhân viên.
3. Cách để cải thiện các
quy trình quản lý nghiệp vụ doanh nghiệp là gì?
Xem thêm: Chuyển đổi số trong công tác quản trị nguồn nhân lực
Cùng điểm qua các cách giúp cải thiện việc quản lý quy trình
nghiệp vụ doanh nghiệp như sau:
Xác định lĩnh vực cần
cải thiện: Xác định những lĩnh vực còn yếu kém và cần thay đổi. Cũng cần hiểu
rõ nhân viên hoặc đối tượng nào liên quan đến những lĩnh vực này. Từ đó, doanh
nghiệp sẽ biết thay đổi từ đâu, cũng như việc cải thiện này sẽ mang đến những cải
thiện tích cực như thế nào.
Phân tích vấn đề:
xác định vấn đề, đánh giá và phân tích một cách thấu đáo khó khăn trở ngại.
Đặt ra những mục tiêu
cần cải thiện: Sau khi đã phân tích vấn đề xong. Doanh nghiệp cần đặt ra mục
tiêu và cân nhắc những bước cần cải thiện. Đánh giá song song với những nhân
viên cũng như những đối tượng liên quan đến bước đó.
Người dùng: Cách
nhìn của người dùng rất quan trọng. Việc tiếp nhận ý kiến đóng góp từ khách
hàng không chỉ điều chỉnh thiếu sót cần được cải thiện trong quy trình. Mà còn
làm cho khách hàng cảm thấy được tôn trọng
và giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn.
Xây dựng một quy
trình nghiệp vụ mới: dựa trên những phân tích đánh giá trên, doanh nghiệp
có thể xây dựng một quy trình mới. Doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng giải
pháp tự động hóa cho việc quản lý quy trình
nghiệp vụ.
Tiến hành và giám sát
quy trình vừa xây dựng: Giám sát quy trình mới
để chắc chắn rằng mọi vấn đề đã được xử lý và quy trình mới được vận hành trơn
tru.
Thu thập ý kiến phản
hồi: khi vận hành ổn định, hãy bắt đầu thu thập ý kiến đóng góp của người
dùng. Việc này giúp bạn đón đầu những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai và tiến hành những bước cải
tiến giúp duy trì tính xác đáng và hiệu quả.
4. Các bước quản lý quy
trình nghiệp vụ doanh nghiệp
Sơ đồ phác thảo quy quản lý quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp
như sau:
Xem thêm: Bộ File Excel Mẫu Hồ Sơ Nhân Sự Nên Tham Khảo
Bước 1 : Thiết kế:
bao gồm việc thu thập dữ liệu và quy trình làm việc để xử lý nó. Xây dựng biểu
mẫu và xác định từng nhiệm vụ từng đối tượng trong quy trình làm việc.
Bước 2 : Mô hình:
Trình bày bố cục trực quan. Sửa các chi tiết đưa ra ý tưởng rõ ràng về chuỗi sự
kiện và luồng dữ liệu trong suốt quy trình.
Bước 3 : Thực hiện:
thử nghiệm nó trực tiếp với một nhóm nhỏ trước và sau đó mở rộng ra đến tất cả
các đối tượng.
Bước 4 : Theo dõi:
theo dõi quá trình chạy thử nghiệm. Xác định tiến độ, đo lường hiệu quả và xác
định vị trí tắc nghẽn.
Bước 5 : Tối ưu hóa để xem xét các bước cải tiến quy trình kinh doanh.
Bài viết tham khảo:
- Quy trình số hóa tài liệu trong doanh nghiệp
- Các Phúc Lợi Cho Nhân Viên Doanh Nghiệp Nên Tham Khảo
- Tổng Hợp Các Cách Quản Lý Công Việc Hiệu Quả
- Quy Trình Chấm Công Tính Lương Trong Doanh Nghiệp
- Tìm Hiểu Hoạch Định Nguồn Nhân Lực Là Gì?
- Khen Thưởng Nhân Viên Như Thế Nào Để Hiệu Quả
- Mẫu Kế Hoạch Quản Lý Nhân Sự Bằng Excel Miễn Phí
- Ứng Dụng Excel Quản Lý Hồ Sơ Doanh Nghiệp
Nhận xét
Đăng nhận xét