HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QUY CHẾ LAO ĐỘNG

 


Quy chế lao động là những văn bản quy định các quy tắc xử sự mà người lao động cần phải tuân thủ khi tham gia quan hệ lao động. Do người sử dụng lao động ban hành gồm các quy định về những hành vi kỷ luật lao động và cách thức xử lý. Là văn bản mang tính thuyết phục gồm các điều khoản, quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động.

1.Pháp luật quy định như thế nào về quy chế lao động?

Về quy chế lao động pháp luật cũng có những quy định về việc đăng ký và hiệu lực của nó, cụ thể những nội dung đó là:

Thứ nhất: Đăng ký nội quy lao động

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người sử dụng lao động từ 10 lao động trở lên thì phải đăng ký nội quy lao động. Tại các cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đăng ký kinh doanh của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động cần chuẩn bị đầy đủ các loại chứng từ sau khi đi đăng ký nội quy lao động:

– Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động.

– Nội quy lao động.

– Văn bản góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

– Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).

Thứ hai: Hiệu lực của nội quy lao động

Theo điều 121 Bộ luật lao động 2019, Sau 15 ngày kể từ từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định theo điều 119 của Bộ luật lao động 2019 khi nhận đủ hồ sơ đăn ký nội quy lao động thì quy định về nội quy, quy chế lao động của người sử dụng lao động sẽ có hiệu lực.

Trong trường hợp, người sử dụng lao động có số người lao động dưới 10 người thì nội quy lao động được ban hành bằng văn bản, hiệu lực sẽ do người lao động quyết định trong nội quy lao động.

2. Nếu doanh nghiệp không xây dựng quy chế lao động thì có bị phạt hay không?


Trong trường hợp nếu người sử dụng lao động không thực hiện tuân thủ nội quy lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền lên đến 15 triệu đồng theo quy định tại điều 18 nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Còn đối với việc người sử dụng lao động không khai báo hoặc không niêm yết nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Đối với các hành vi của người sử dụng lao động như: không có nội quy lao động bằng văn bản, không đăng ký sử nội quy lao động . Hay sử dụng nội quy lao động  chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 -10.000.000 đồng.

Hoặc trường hợp người sử dụng lao động xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm mà không được vi định trong nội quy lao động sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000-15.000.000 đồng.

3.Hồ sơ quy chế lao động gồm

Nơi tiếp nhận hồ sơ:

Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả kết quả Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Hồ sơ sẽ bao gồm:

– Công văn đăng ký lại nội quy lao động của người sử dụng lao động.

 – Quyết định của người đứng đầu doanh nghiệp về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nội qui lao động đã được ban hành (bản chính);

– Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở (Bản chính). Trong trường hợp các doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn cơ sở, đề nghị doanh nghiệp liên hệ với Công đoàn cấp trên trực tiếp (theo quy định tại Khoản 4, Điều 3, Bộ luật Lao động), để có ý kiến đóng góp cho bản Nội quy lao động Công ty.

– Bản nội quy lao động của doanh nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều (Bản chính);

– Các văn bản qui định của đơn vị có liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (Nếu có), (Bản chính);

– Nội quy lao động  

Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

Bài viết tham khảo:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến