Checklist tiếp nhận nhân viên mới
Tiếp nhận nhân viên mới không chỉ là về thủ tục giấy tờ. Đó là về việc thiết lập các hoạt động hòa nhập để giúp nhân viên mới làm quen với môi trường mới và đạt được thành công lâu dài. Cụ thể bằng cách đưa họ vào văn hóa công ty, đảm bảo vai trò công việc rõ ràng và duy trì trải nghiệm nhất quán của nhân viên. Dưới đây là cách cải thiện tỷ lệ giữ chân thông quan việc thiết lập checklist tiếp nhận nhân viên mới mà bạn có thể tham khảo.
I. Sự cần thiết của quy trình tiếp nhận nhân viên mới
- Tối đa hóa ROI tuyển dụng
- Tăng khả năng giữ chân
- Đảm bảo tính nhất quán
- Cung cấp trải nghiệm tích cực cho nhân viên
>>> Xem thêm: Xây dựng quy chế lương thưởng, bảng thành tích cho doanh nghiệp
II. Các yếu tố quan trọng trong Checklist
1. Chào mừng nhân viên
- Thông báo qua email cho các thành viên trong nhóm và trưởng bộ phận
- Email chào mừng nhân viên mới từ người quản lý tuyển dụng. Kèm với một tài liệu hướng dẫn ngày đầu tiên (đi đến đâu, thời gian, chi tiết an ninh, những gì cần mang theo, quy định trang phục, v.v.)
2. Chuẩn bị không gian làm việc
- Chỉ định bàn làm việc và cung cấp các vật dụng làm việc cơ bản (bút, sổ ghi chép, v.v.)
- Thiết lập máy tính và công nghệ bởi bộ phận IT - kỹ thuật
- Gửi thiệp chào mừng trên bàn làm việc của nhân viên
3. Giới thiệu ngày đầu tiên
- Dùng bữa trưa cũng những thành viên trong nhóm và bộ phận của nhân viên làm việc
- Các cuộc họp nội bộ với các thành viên chính trong nhóm
>>> Xem thêm: Xây dựng lương cảm xúc nhân viên bằng Ví thưởng điện tử
4. Thảo luận về lợi ích
- Xem lại những lợi ích nào có sẵn
- Giải thích cách đăng ký và các chi tiết chính khác
5. Tổng quan về văn hóa công ty
- Chia sẻ sổ tay nhân viên
- Xem xét các quy định tại nơi làm việc (giờ hành chính, giờ nghỉ trưa, quy tắc khu vực chung, v.v.)
- Cung cấp tổng quan về các hoạt động teambuilding và đội nhóm khác bên cạnh công việc và cách để tham gia.
6. Đào tạo công việc
- Chia làm 3 giai đoạn 30/60/90 ngày để đánh giá và trao đổi sau mỗi giai đoạn 30/60/90 ngày
- Thiết lập các cuộc họp với tất cả các bên liên quan
- Đảm bảo đào tạo cả kỹ năng cứng và mềm
- Các chương trình tài trợ nếu có
>>> “Lương Cảm Xúc” Hay “Lương Vật Chất” Quan Trọng Hơn?
7. Check-in thường xuyên
- Lên lịch Check-in 30/60/90 ngày với nhóm nhân sự
- Đánh giá những gì đang diễn ra tốt đẹp và những gì có thể được cải thiện
- Đảm bảo những nhân viên mới có cuộc họp 1: 1 hàng tuần hoặc hai tuần một lần với người quản lý của họ
8. Cơ hội cố vấn
- Chỉ định một “người bạn” cho tất cả những người mới được tuyển dụng để được giải đáp và có một nguồn hỗ trợ trong năm đầu tiên của họ
- Ghép những nhân viên mới với một người cố vấn có thể đưa ra hướng dẫn nghề nghiệp (không phải người quản lý trực tiếp của họ)
Nhận xét
Đăng nhận xét