Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý

 Trong mô hình tổ chức của doanh nghiệp, lãnh đạo và quản lý là một trong những thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn với nhau dù bản chất của chúng khác nhau.

Bài viết sau đây, chúng tôi xin đưa ra nội dung để giải đáp vấn đề Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý đến bạn đọc quan tâm và theo dõi.

I. Lãnh đạo là gì? 

Lãnh đạo hay còn được biết đến với cụm từ Leadership. 

Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu chung của tổ chức. Mục tiêu của lãnh đạo là cá nhân hoặc nhóm sẽ tự nguyện và hăng hái thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng bảng thành tích cho nhà quản lý

Một tổ chức bao giờ cũng gồm nhiều người, mỗi một cá nhân có cá tính riêng, hoàn cảnh riêng và vị trí khác nhau. Nhiệm vụ của lãnh đạo là phải biết động cơ và hành vi của những người dưới quyền, biết cách động viên, điều khiển, lãnh đạo những người khác, chọn lọc những phong cách lãnh đạo phù hợp với những đối tượng và hoàn cảnh cùng sở trường của người lãnh đạo, nhằm giải quyết các xung đột giữa các thành phần, thắng được sức ỳ của các thành viên trước những thay đổi. 

Một nhà lãnh đạo hiệu quả có các đặc điểm sau: sự tự tin, kỹ năng giao tiếp và quản lý mạnh mẽ, tư duy sáng tạo và đổi mới , kiên trì đối mặt với thất bại, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, cởi mở để thay đổi, và sự chững chạc và phản ứng trong thời gian khủng hoảng.

II. Quản lý là gì?

Quản lý hay còn được biết đến với thuật ngữ Manager. Đây là những người chịu trách nhiệm về khía cạnh quan trọng của dự án, công việc, một đội. Công việc của các nhà quản lý là làm kế hoạch, tổ chức và điều phối.

Xem thêm: Xây dựng mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp như thế nào để hiệu quả?

III. Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý

Thứ nhất: Trong công việc phạm vi quyền hạn giữa lãnh đạo và quản lý khác nhau. Nhà lãnh đạo là những người nghĩ ý tưởng, nhà quản lý thực thi các ý tưởng ấy. Trong khi đó quản lý thực hiện các ý tưởng lớn cho các nhà lãnh đạo, xây dựng các bước chi tiết để hoàn thành mục tiêu và chỉ định nhân sự cụ thể thực hiện các kế hoạch đó.

Thứ hai: Vai trò đối với công việc. Nhà lãnh đạo luôn cần tìm ra hướng đi mới, tìm ra sự khác biệt và chấp nhận những rủi ro trong các kế hoạch công việc như một chuyện hiển nhiên. Trong khi đó, các nhà quản lý có nhiệm vụ giảm thiểu những rủi ro ở mức tối thiểu. 

 Xem thêm: Hành Trình Tăng Cường Trải Nghiệm Nhân Viên

Với nhân viên, người lãnh đạo luôn là người truyền cảm hứng, động lực cho nhân viên. Còn quản lý lại là người trực tiếp bên cạnh, giám sát thúc đẩy quá trình làm việc và kết quả của nhân viên.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến