Tìm hiểu về quản trị hệ thống

 Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin như hiện nay, dịch vụ quản trị hệ thống ra đời, giúp quản lý và vận hành hệ thống CNTT hiệu quả. Giờ đây, doanh nghiệp của bạn không cần phải lo tốn quá nhiều chi phí thuê nhân sự có chuyên môn cao mà vẫn có thể sử dụng hệ thống CNTT chuyên nghiệp, cao cấp phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

I. Quản trị hệ thống là gì?

Quản trị hệ thống là việc con người sẽ cài đặt hệ điều hành, phần mềm cho máy tính để đảm bảo hệ thống được vận hành một cách tốt nhất, lưu trữ các bản backup dự phòng khi gặp các tình huống cấp bách hoặc thực hiện các biện pháp bảo mật, sửa lỗi khi có vấn đề xảy ra.

Đây là ngành kết hợp giữa các kiến thức quản trị kinh doanh và công nghệ thông tin hay nói cách khác là ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản trị, sản xuất và kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp.

>>> Xem thêm: Cách tạo động lực cho nhân viên hiệu quả nhất cần áp dụng ngay

Trong quản trị hệ thống, người dùng trên hệ thống được phân quyền để dễ dàng trong công tác quản lý dữ liệu cũng như đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp. Và cũng nhờ có thế mạnh này mà quản trị hệ thống đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp lớn nhỏ bởi việc có thể dễ dàng quản lý từ dữ liệu đến người dùng.

Ở một khía cạnh nào đó, quản trị hệ thống giống như một “bác sĩ trị liệu” với kỹ năng chẩn đoán chính xác và xử lý tốt vấn đề để giữ cho hệ thống hoạt động một cách hiệu quả.

Trong dịch vụ quản trị hệ thống được chia thành 3 nhánh chính gồm: Quản trị website, Quản trị server và Quản trị hosting.

>>> Xem thêm: Cân Bằng Tổng Giá Trị Cảm Nhận Của Nhân Viên Đối Với Doanh Nghiệp

II. Vì sao cần quản trị hệ thống?

Quản trị hệ thống ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vận hành trang web, ứng dụng, server của các doanh nghiệp một cách thuận lợi nhất trên môi trường mạng. Cụ thể:

  1. Hỗ trợ doanh nghiệp chống lại các rủi ro về bảo mật, lộ thông tin tài khoản, tiệp dữ liệu khách hàng, … .
  2. Giúp các cá nhân hoặc các nhà bán lẻ có thêm thời gian để tập trung vào việc bán hàng và phân phối sản phẩm dịch vụ.
  3. Xác định lỗi và khắc phục khi có sự cố phát sinh.
  4. Gia tăng hiệu suất hoạt động cho server, hosting, website.

Có thể bạn quan tâm:


Nhận xét

Bài đăng phổ biến